Ách thống trị của Đức Quốc xã Đức_chiếm_đóng_Luxembourg_trong_Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai

Chính quyền quân sự

Heinrich Himmler viếng thăm Luxembourg vào tháng 7 năm 1940

Sáng sớm ngày 10 tháng 5 năm 1940, đại sứ Đức Von Radowitz đã trao cho tổng thư ký của chính phủ Luxembourg một biên bản ghi nhớ từ chính phủ Đức, nói rằng người Đức không có ý định thay đổi sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của Đại Công quốc. Ngày hôm sau, một chính quyền quân sự Luxembourg đã được thiết lập. Quyền lợi của người Luxembourg được đại diện bởi một ủy ban của chính phủ dưới quyền Albert Wehrer, bao gồm các công chức cấp cao đã được Hạ nghị viện hợp pháp hóa. Có một mối quan hệ tốt đẹp giữa ủy ban này với chính quyền quân sự, như Đại tá Schumacher đã cho thấy một thái độ cởi mở hướng tới các vấn đề của đất nước và sẵn sàng giải quyết mọi việc thông qua việc hội đàm với ủy ban chính phủ.[2]

Ngày 13 tháng 7 năm 1940, Volksdeutsche Bewegung (VdB) được thành lập tại Thành phố Luxembourg dưới sự lãnh đạo của Damian Kratzenberg, một giáo viên tiếng Đức tại Athénée de Luxembourg.[3] Mục tiêu chính của nó là thúc đẩy người dân hướng tới một vị trí thân nhờ vào phương tiện tuyên truyền và là tổ chức đã sử dụng cụm từ Heim ins Reich.

Một số đại biểu, công chức cấp cao có ý kiến rằng Luxembourg có thể giữ lại một biện pháp tự chủ dưới thời chính quyền quân sự như đã xảy ra trong Thế chiến I, và nỗ lực này được thực hiện để đi đến một số loại thỏa thuận với Đức. Tuy nhiên, các nhà chức trách ở Berlin đã khẳng định rằng số phận của Luxembourg sẽ rất khác nhau vào lúc này. Đức Quốc xã chỉ coi người Luxembourg như là một nhóm sắc tộc Đức khác và Đại Công quốc là một lãnh thổ Đức. Chính quyền quân sự phải rời khỏi Luxembourg vào ngày 31 tháng 7 năm 1940 và được thay thế bằng một chính quyền dân sự dưới sự lãnh đạo của Gustav Simon.[2]

Chính quyền dân sự và sáp nhập

Gustav Simon được Oberkommando des Heeres bổ nhiệm làm Chef der Zivilverwaltung (CdZ; "Trưởng cơ quan dân sự") vào ngày 21 tháng 7 năm 1940.[2] Luxembourg sau đó đã được đưa vào CdZ-Gebiet Luxemburg vào ngày 29 tháng 7. Mặc dù ban đầu nằm dươi quyền cơ quan quân sự ở miền bắc nước Pháp và Bỉ, Simon đã được đích thân Adolf Hitler phê chuẩn trong lần bổ nhiệm của ông vào ngày 2 tháng 8, biểu thị rằng ông ta đã báo cáo trực tiếp lên Führer (Quốc trưởng) mà không phải ai khác. Điều này đã mang lại cho Simon mức độ tự chủ rộng lớn với sự dính dáng đến các cơ quan quân sự và dân sự của Đức Quốc xã.[2]

Simon, cũng là một Gauleiter của láng giềng Gau Trier-Koblenz, về sau là Moselland (Gauleiter là một danh hiệu biểu thị sự lãnh đạo của một chi nhánh khu vực của đảng Quốc xã), dẫn đầu một chiến dịch tuyên truyền và khủng bố sau đó được biết đến với tên gọi Heim ins Reich, để thuyết phục người dân rằng họ thuộc về dân tộc Đức và là một phần tự nhiên của Đế chế thứ ba. Mục tiêu của ông là "để đưa Luxembourg giành chiến thắng trở về với nước Đức càng sớm càng tốt."[2] Ông thuyết phục người Luxembourg rằng chỉ cần một trình độ giáo dục và giác ngộ để tự nguyện tuyên thệ lòng trung thành của họ với nước Đức.[2] Ông suy luận này từ niềm tin của mình rằng họ, trên thực tế có quan hệ "máu mủ và huyết thống" với Đức.[2] Về phần Gauleiter, việc người Luxembourg độc lập là một "ý tưởng vô lý", mà chỉ có thể tồn tại là nhờ chế độ quân chủ và chính phủ đã nuôi dưỡng nó. nếu người Luxembourg cho thấy bằng chứng họ thuộc về nước Đức thì ý chí độc lập sẽ phải tan biến.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đức_chiếm_đóng_Luxembourg_trong_Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai http://www.feldgrau.com/a-lux.html http://www.feldgrau.com/lux.html http://www.zug-der-erinnerung.eu/dostert.html http://www.cathol.lu/archidiocese-erzbistum/les-an... http://www.forum.lu/pdf/artikel/3901_179_Schoentge... http://www.gouvernement.lu/1828371/Gouvernements_d... http://www.gouvernement.lu/salle_presse/actualite/... http://www.onsstad.lu/uploads/media/ons_stad_71-20... http://www.onsstad.lu/uploads/media/ons_stad_71-20... http://www.cna.public.lu/1_FILM/EnSavoirPlus/dossi...